Vai trò của upsell trong việc bán hàng

0
5982

Vai trò của upsell trong việc bán hàng. Up-selling là một kỹ thuật bán hàng quan trọng trong kinh doanh. Tất nhiên, kỹ thuật bán hàng nào cũng có một mục đích cuối cùng là để tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tuy nhiên với up-selling, bạn còn có thể đạt được những lợi ích lớn hơn như thế.

Vai trò của upsell trong việc bán hàng

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Vai trò của upsell trong việc bán hàng

Trải nghiệm người dùng là yếu tố rất quan trọng, thậm chí là yếu tố sống còn đối với một số mặt hàng, thương hiệu nhất định. Khách hàng sẽ có khả năng quay lại mua hàng hơn nếu họ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Đôi khi, những khách hàng đó còn giúp bạn lan tỏa thương hiệu, lôi kéo thêm nhiều người dùng khác. Và up-selling là một trong những phương pháp cải thiện trải nghiệm người dùng tốt một cách rõ rệt nhất.

Tạo mối quan hệ gắn bó

Vai trò của upsell giúp bạn tạo ra một sợi dây liên kết bền chặt với khách hàng của mình. Những trải nghiệm của người dùng được cải thiện thông qua việc nâng cấp phiên bản lên giúp họ có nhiều thiện cảm với thương hiệu.

Người dùng up-selling ít có xu hướng rời đi hơn những người dùng khác. Thay vào đó, họ chờ đợi để xem phiên bản premium có gì hay. Họ sẽ nhận thấy được sự cải tiến, cầu thị của bạn, cũng như mong muốn đem lại một sự phục vụ tốt hơn dành cho khách hàng.

Từ đó, họ dễ dàng trở thành một phần trong cộng đồng những khách hàng thân thiết của thương hiệu hơn.

Tạo sự linh hoạt

Vai trò của upsell trong việc bán hàng

Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đến trải nghiệm tổng thể của khách hàng chính là sự linh hoạt. Với up-selling, bạn sẽ phải bán những phiên bản khác nhau của một sản phẩm, như ví dụ các dung lượng khác nhau của cùng một chiếc smartphone vậy.

Còn nếu bạn là một doanh nghiệp SaaS (Software as a Service), bạn cần phải chia nhỏ ứng dụng thành các phiên bản khác nhau có giới hạn về tính năng.

Tất cả những điều trên tạo ra một sự linh hoạt hữu ích dành cho người tiêu dùng, giúp họ có được nhiều sự lựa chọn khi đi mua hàng. Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận được với những khách hàng không có ngân sách phóng khoáng, giúp họ có được cơ hội trải nghiệm sản phẩm.

Upsell người dùng cũ  

Việc tìm kiếm một khách hàng mới khó hơn rất nhiều so với up-selling một người dùng đã cũ. “Hàng trình khách hàng” (customer journey) từ lúc chưa có nhận thức gì về thương hiệu cho đến lúc ra quyết định mua hàng thường mất nhiều thời gian.

Trong khi đó, với việc cung cấp một phiên bản cấp thấp hơn và phải chăng hơn, up-selling giúp hành trình khách hàng dễ đi hơn, thúc đẩy họ đưa ra quyết định chuyển đổi nhanh hơn.

Cùng lúc đó, khi người dùng đã ở trên hành trình mua hàng, việc khuyến khích họ nâng cấp lên một phiên bản premium sẽ dễ dàng hơn là đi lại từ đầu.

Chọn lọc đối tượng tiềm năng

Vai trò của upsell trong việc bán hàng

Một vai trò của upsell khác cũng quan trọng đối với doanh nghiệp là chắt lọc những đối tượng mục tiêu từ tệp khách hàng của mình. Những khách hàng thông thường chỉ muốn trải nghiệm sản phẩm dùng thử hoặc các phiên bản miễn phí, có giá thành thấp.

Khi đó, những khách hàng mục tiêu tiềm năng sẽ là những người sẵn sàng nâng cấp sản phẩm lên phiên bản cao cấp hơn. Bằng cách up-selling đó, bạn có thể vừa đáp ứng nhiều loại khách hàng khác nhau, vừa chọn lọc ra được đối tượng mục tiêu tiềm năng của mình.

Từ đó, bạn có thể đưa ra những chính sách, phương pháp tiếp cận đặc biệt với phân khúc khách hàng tiềm năng.

Webvocuc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Webvocuc.com! Cập nhật các bài viết khác từ Webvocuc để biết thêm nhiều thông tin mới nhất về thiết kế website chuyên nghiệp và marketing online.

  • Tham khảo các gói dịch vụ thiết kế website tại webvocuc.vn
  • Tham khảo thêm gói chăm sóc web và chạy quảng cáo hiệu quả tại webvocuc.com

Webvocuc

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vai trò của upsell trong việc bán hàng
* Tuyệt với hơn nếu bài viết này nhận được ý kiến của bạn!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Thiết kế website chuyên nghiệp