Bảo mật website bằng chứng chỉ số là như thế nào? Theo đánh giá của Google, có tới gần 70% khách hàng đã rời bỏ website ở bước đặt hàng vì cảm thấy thiếu lòng tin về sự bảo mật.
Bắt đầu từ tháng 07/2018, trình duyệt Google Chrome sẽ hiển thị rõ thông báo “Website không an toàn” cho tất cả các website không sử dụng giao thức https (website chưa được cài đặt chứng chỉ số SSL). Google Chrome là trình duyệt chiếm số lượng người sử dụng hơn 60% trên toàn thế giới, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của website.
Chứng chỉ số SSL là gì?
Chứng chỉ SSL – Secure Sockets Layer – khi được tích hợp vào website thì toàn bộ những thông tin trên website sẽ được mã hóa trước khi truyền đi trên internet (website khi đó sẽ chuyển từ giao thức truyền dẫn không bảo mật http sang giao thức bảo mật https). Cách thức hoạt động này làm cho website đảm bảo việc dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều được bảo mật riêng tư và toàn vẹn.
Chứng chỉ số SSL mang lại lợi ích gì?
Bên cạnh việc bảo vệ thông tin nhạy cảm của những người truy cập web như thông tin thẻ tín dụng, tên người dùng, mật khẩu, … việc mã hóa dữ liệu sau khi tích hợp SSL còn có khả năng:
- Tăng các thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm của Google
- Xây dựng và nâng cao lòng tin của khách hàng khi truy cập vào website của bạn
Lựa chọn chứng chỉ số SSL nào khi thiết kế website của bạn?
Hiện có rất nhiều loại chứng chỉ số SSL được cung cấp bởi các đối tác khác nhau trên thị trường. Tùy thuộc vào chức năng, nhu cầu của từng website mà sẽ có sự lựa chọn cho phù hợp. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của chuyên viên để chọn ra chứng chỉ số SSL phù hợp nhất khi làm website của mình.
Chứng chỉ số bao gồm những thành phần
Dữ liệu cá nhân là gì?
Dữ liệu cá nhân là toàn bộ các thông tin để xác nhận tính hợp pháp của chủ sở hữu bao gồm các thông tin cần thiết như: Tên, Quốc gia, địa chỉ, Email, Số điện thoại, tên công ty…
Public key là gì?
Public Key (Khóa công khai) là giá trị mà nhà cung cấp chứng chỉ số đưa ra để chứng thực rằng quyền sở hữu chứng chỉ số và được mã hóa trên môi trường Internet và tạo thành cặp mã khóa đối xứng giữa chủ sở hữu và người bán chứng chỉ số.
Chữ ký của CA cấp chứng chỉ
Chữ ký của CA cấp chứng chỉ sẽ được gọi là chứng thực gốc. Đây là chữ ký đại diện của CA sẽ xác nhận chứng chỉ số đang có là hợp lệ. Do đó khi kiểm tra chứng chỉ số đầu tiên phải kiểm tra xem chữ ký của CA có hợp lệ hay là không.
Các chứng chỉ số SSL
Chứng thư xác thực tổ chức Organization Validation (OV -SSL)
Chứng thư UC/SAN SSL
Chứng thư Wildcard SSL
Webvocuc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Webvocuc.com! Cập nhật các bài viết khác từ Webvocuc để biết thêm nhiều thông tin mới nhất về thiết kế website chuyên nghiệp và marketing online.
- Tham khảo các gói dịch vụ thiết kế website tại webvocuc.vn
- Tham khảo thêm gói chăm sóc web và chạy quảng cáo hiệu quả tại webvocuc.com