Chiến lược mở rộng thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì?

0
6719

Chiến lược mở rộng thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì? Giống như mọi kế hoạch phát triển kinh doanh khác của doanh nghiệp, mở rộng thương hiệu cũng có các ưu và nhược điểm riêng biệt.

Chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension) là gì?

Chiến lược mở rộng thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì?

Mở rộng thương hiệu (tiếng Anh: Brand Extension) là việc mà các doanh nghiệp tận dụng thế mạnh của chính thương hiệu để branding: mở rộng về thị trường, về sản phẩm hoặc sang một lĩnh vực khác.

Mục tiêu của chiến lược Brand Extension chính là khai thác tối đa được tài sản thương hiệu, gia tăng hình ảnh tốt cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Ưu, nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension)

Ưu điểm của Brand Extension

Chiến lược mở rộng thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì?

  • Brand Extension giúp sản phẩm mới dễ dàng nhận được sự chấp thuận từ khách hàng. Vấn đề rủi ro do thị trường không đón nhận sản phẩm sẽ được giảm xuống đáng kể.
  • Brand Extension làm gia tăng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh tốt.
  • Những thương hiệu đã có độ nhận diện lớn, giá trị sử dụng cao, Brand Extension sẽ giúp sản phẩm nhanh chóng được người dùng đón nhận hơn và đạt được nguồn doanh số cao trong giai đoạn đầu.
  • Mở rộng thương hiệu là một cách quảng cáo mà không mất phí nào cả. Thương hiệu chính càng nổi tiếng thì chi phí Marketing càng được giảm thiểu đi.
  • Thị phần thương hiệu cũng được mở rộng theo Brand Extension, khách hàng có thể tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm mới ra mắt một cách dễ dàng, nhanh chóng.
  • Mở rộng brand giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các thương hiệu đối thủ mạnh. Nếu thương hiệu đối thủ không có các chiến lược đáp trả thì doanh nghiệp sẽ có ưu thế vượt trội và vượt mặt đối thủ.

Nhược điểm của Brand Extension

Chiến lược mở rộng thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì?

Mở rộng thương hiệu có tác dụng hiệu quả nhất với những thương hiệu nổi tiếng, và được lòng khách hàng. Nhưng nếu thương hiệu đó không được đón nhận lắm trên thị trường thì việc tạo ra sản phẩm mới dựa trên thương hiệu có sẵn rất dễ bị phản tác dụng.

Chẳng hạn như thương hiệu Levi’s luôn được người dùng nhận thức là thương hiệu thời trang thô kệch. Do đó, khi ra mắt các trang phục nam giới cao cấp, doanh nghiệp đã phải dùng một thương hiệu mới có tên là Levi’s Dockers.

Việc sử dụng một thương hiệu chung cho nhiều sản phẩm không liên quan có thể khiến khách hàng không nhận thức được chiều sâu thương hiệu muốn thể hiện.

Doanh nghiệp phải luôn có lĩnh vực kinh doanh chính yếu để khi người dùng nghĩ đến sản phẩm thuộc lĩnh vực đó sẽ chọn ngay thương hiệu của bạn.

Ví dụ: thương hiệu La Vie nổi tiếng với sản phẩm nước khoáng đóng chai. Khi nhắc đến nước tinh khiết, khả năng người dùng chọn nước của La Vie sẽ nhiều hơn.

Tương tự với thương hiệu Samsung, nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm trong lĩnh vực điện tử điện lạnh. Nhắc đến mua điện thoại, tủ lạnh người ta có thể chọn ngay dòng sản phẩm của Samsung.

Khi sử dụng Chiến lược mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo niềm tin của khách hàng đặt vào thương hiệu. Dù thương hiệu chính hay thương hiệu được mở rộng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Đối với Brand Extension, các sản phẩm luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách biệt.

Webvocuc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Webvocuc.com! Cập nhật các bài viết khác từ Webvocuc để biết thêm nhiều thông tin mới nhất về thiết kế website chuyên nghiệp và marketing online.

  • Tham khảo các gói dịch vụ thiết kế website tại webvocuc.vn
  • Tham khảo thêm gói chăm sóc web và chạy quảng cáo hiệu quả tại webvocuc.com

Webvocuc

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chiến lược mở rộng thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì?
* Tuyệt với hơn nếu bài viết này nhận được ý kiến của bạn!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Thiết kế website chuyên nghiệp